Bí tiểu, tiểu buốt là biểu hiện cấp lý của nhiều diện bệnh lý tại hệ tiết niệu ở cả nam và nữ giới. Bệnh nhanh chóng chuyển sang mãn tính và viêm ngược lòng lên thận, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng sống của bệnh nhân. Vậy, nguyên nhân của tình trạng này đến từ đâu? Cách điều trị như thế nào?
Bí tiểu tiểu buốt là như thế nào?
Bí tiểu, tiểu buốt là hai triệu chứng lâm sàng thường xuất hiện cùng nhau trong nhiều diện bệnh lý.
Bí tiểu (còn gọi là tiểu khó) là tình trạng cơ thể gặp nhiều khó khăn trong việc đào thải nước tiểu ra khỏi bàng quang. Thông thường, khi bàng quang chứa đầy nước, anh sẽ muốn đi tiểu, nhưng khi bị tiểu khó thì anh không thể kiểm soát được thời điểm tiểu tiện.
Bác Sĩ Chuyên Khoa II Nguyễn Quang Cừ
Nguyên Trưởng phòng khám Tiết niệu sinh dục
Hơn 40 năm kinh nghiệm tại bệnh viện Việt Đức
Tiểu buốt là tình trạng người bệnh cảm thấy nóng rát và đau buốt ở niệu đạo mỗi khi tiểu tiện. Căn nguyên dẫn tới tình trạng đau buốt khi đi tiểu thường bắt nguồn từ niệu đạo, bàng quang, thận và tổn thương tại vùng chậu gây ra.
Nguyên nhân gây bí tiểu, tiểu buốt
Nếu bạn nhận thấy cơ thể đang xuất hiện cùng lúc hai triệu chứng như trên vừa chia sẻ, thì vấn đề có thể đến từ một trong số những bệnh lý sau đây:
Viêm đường tiết niệu
Bí tiểu, tiểu buốt là một trong những dấu hiệu thường gặp ở những bệnh nhân mắc bệnh viêm đường tiết niệu. Bên cạnh cảm giác khó khăn mỗi lần tiểu tiện, bệnh nhân sẽ thấy các triệu chứng khác đi kèm:
- Tiểu buốt, đau rát dọc niệu đạo, cảm giác châm chích đường tiểu rất đau đớn, khó chịu.
- Nước tiểu đục, sủi bọt, mùi khai nồng.
- Trường hợp nặng quan sát thấy có lẫn nước tiểu trong máu (nước tiểu có màu sẫm, vàng đậm…)
- Đau mỏi vùng hông, lưng, mạng sườn, cơ thể run rẩy, sốt cao, buồn nôn hoặc nôn.
- Vùng bụng dưới căng tức, khó chịu.
- Dương vật chảy mủ, đau rát.
Viêm tuyến tiền liệt
Bệnh viêm tuyến tiền liệt cũng được nhận biết lâm sàng qua dấu hiệu tiểu khó. Khi đó, người bệnh còn gặp phải những triệu chứng như:
- Tiểu buốt rát, tiểu nhiều lần/ ngày, có lẫn máu trong tinh dịch hoặc xuất tinh ra máu.
- Cảm giác đau đớn từ vùng bụng dưới, lan đến bẹn, xương mu, bộ phận sinh dục, hông, lưng.
- Cảm giác đau, khó chịu thể hiện ra nhất khi bạn có quan hệ tình dục, xuất tinh.
- Người mệt mỏi, có thể xuất hiện tình trạng ớn lạnh hoặc không.
Phì đại tuyến tiền liệt
Bệnh thường gặp nhiều hơn ở nam giới trong độ tuổi trung niên trở lên với những dấu hiệu thường gặp có thể kể đến như:
- Hay són tiểu, tiểu không kiểm soát, tiểu nhỏ giọt kéo dài dù người bệnh đã cố gắng ngưng tiểu.
- Tiểu nhiều lần/ ngày, đặc biệt tiểu 2 – 3 lần/ đêm
- Căng tức, ậm ạch bụng dưới, luôn có cảm giác muốn đi tiểu dù mới tiểu trước đó không lâu.
Bệnh lậu
Lậu là diện bệnh xã hội nguy hiểm và có khả năng lây lan nhanh chóng từ người bệnh sang người lành chủ yếu quan quan hệ tình dục không an toàn. Tiểu khó cũng là một trong số rất nhiều triệu chứng được ghi nhận ở những trường hợp mắc lậu.
Bệnh nhân lậu thường có biểu hiện lâm sàng như sau:
- Niệu đạo sưng tấy, buốt rát, có dịch mủ chảy ra theo nước tiểu hoặc khi tiểu xong. Quan sát rõ nhất là vào sáng sớm ở lần tiểu tiện đầu tiên.
- Dịch mủ có màu vàng đặc hoặc vàng xanh khá đặc dính.
- Tiểu buốt, khó tiểu, tiểu lắt nhắt nhiều lần nhưng lượng nước tiểu ít.
- Cơ thể bị sốt, mệt mỏi.
Ngoài ra, tác dụng phụ của thuốc giãn cơ, thuốc kháng histamine, thuốc chống trầm cảm, thuốc thần kinh, thuốc huyết áp….đều có thể gây ra tác dụng phụ khiến người bệnh tiểu khó, tiểu buốt.
Khắc phục tình trạng bí tiểu, tiểu buốt hiệu quả
Bí tiểu, tiểu buốt là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng viêm nhiễm hệ tiết niệu, bao gồm thận, bàng quang, niệu đạo, niệu quản, tuyến tiền liệt (ở nam giới), ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng lưu trữ, bài tiết nước tiểu của hệ tiết niệu. Trường hợp xấu nhất, suy thận có thể xảy ra.
Do đó, khi có những biểu hiện bất thường như trên, hãy đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ chẩn đoán và can thiệp điều trị kịp thời.
– Với tình trạng bí tiểu, tiểu khó cấp cứu: giải áp bàng quang bằng cách thông niệu đạo hoặc đặt ống thông bàng quang trên xương mu (Không áp dụng cho những bệnh nhân vừa mổ tạo hình niệu đạo hoặc cắt tuyến tiền liệt tận gốc).
Đặt thông tiểu cũng được áp dụng cho các bệnh nhân bị bí tiểu có nguyên nhân đến từ thần kinh.
– Đối với những người bị hẹp niệu đạo, bác sĩ sẽ chỉ định mở niệu đạo bằng ống thông và bóng giúp nước tiểu thoát ra dễ dàng hơn.
– Nếu nguyên nhân đến từ các bệnh lý liên quan đến tuyến tiền liệt, đặc biệt là phì đại tuyến tiền liệt, bác sĩ sẽ chỉ định:
+ Sử dụng một số loại thuốc Tây y giúp thu nhỏ tuyến tiền liệt, ổn định đường tiểu.
+ Nếu kích thước quá lớn, bác sĩ cần phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt để loại bỏ chèn ép, áp lực lên bàng quang, giải quyết tình trạng bí tiểu.
– Ở một số phòng khám chuyên sâu về điều trị các bệnh về hệ tiết niệu, bên cạnh những phương pháp kể trên, bệnh nhân sẽ được điều trị tình trạng bí tiểu, tiểu buốt thông qua dòng máy Laser công nghệ mới, giúp tiêu sưng, giảm viêm, loại bỏ triệu chứng,…
Tại phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi, người bệnh có thể được chỉ định điều trị bệnh thêm bằng thuốc đông y giúp mát gan, bổ thận, giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, đẩy nhanh quá trình bài tiết, ngăn ngừa tái phát.
Mọi thắc mắc về hiện tượng bí tiểu, tiểu buốt, bạn đọc có thể chat trực tuyến TẠI ĐÂY hoặc qua số Hotline: 0335 049 994.