Bệnh lý đường tiết niệu không chỉ gây phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày. Nguy hiểm hơn, đây là nguyên nhân của các rối loạn chức năng sinh lý, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam và nữ giới. Cùng tìm hiểu dấu hiệu nhận biết các bệnh lý đường tiết niệu và hướng điều trị hiệu quả qua những chia sẻ ngay sau đây.
Nguyên nhân gây ra các bệnh lý đường tiết niệu
Bệnh lý đường tiết niệu có thể xảy ra với bất cứ ai và ở mọi lứa tuổi. Dưới đây là những yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc phải các bệnh lý này:
– Do các bệnh lý: Mắc một số bệnh lây truyền qua đường tình dục như: lậu, giang mai… hay mắc các bệnh viêm nhiễm khác khiến cho vi khuẩn gây bệnh có cơ hội lây lan nhanh đến hệ tiết niệu.
Bác Sĩ Chuyên Khoa II Nguyễn Quang Cừ
Nguyên Trưởng phòng khám Tiết niệu sinh dục
Hơn 40 năm kinh nghiệm tại bệnh viện Việt Đức
– Quan hệ tình dục không an toàn: Quan hệ tình dục không an toàn sẽ khiến các mầm bệnh xâm nhập và gây viêm hệ tiết niệu, bệnh lây nhiễm qua đường sinh dục khác.
– Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, sai cách tạo ra môi trường phát triển cho các khuẩn có hại phát triển và gây nhiễm trùng lan sang cơ quan khác như sinh dục, hệ tiết niệu.
– Thường xuyên nhịn tiểu và uống ít nước: Khi nhịn tiểu sẽ làm cho nước tiểu bị ngưng đọng không thoát ra ngoài được, đồng thời tạo điều kiện cho vi khuẩn E.coli phát triển và gây bệnh.
– Một số trường hợp bị sỏi đường tiết niệu, ứ đọng nước tiểu do u hay mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt là những người bị tiểu đường không kiểm soát… cũng là yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh lý đường tiết niệu.
– Những phụ nữ mang thai cũng có nguy cơ mắc phải các bệnh lý đường tiết niệu cao hơn bình thường.
Các bệnh lý hay gặp ở đường tiết niệu nam và nữ
Do cấu trúc cơ quan sinh dục khá phức tạp nên tỷ lệ mắc bệnh đường tiểu ở nữ thường cao gấp 3 lần so với nam giới. Dưới đây là thống kê một số bệnh lý thường gặp ở đường tiết niệu trong thực tế:
Viêm đường tiết niệu
Đây là tình trạng nhiễm trùng tại một hoặc một số bộ phận thuộc đường tiết niệu như niệu đạo, niệu quản, thận và bàng quang. Vi khuẩn là nguyên nhân chính gây viêm nhiễm tại đây.
– Tiểu rắt, đau buốt như có kim châm, lượng nước tiểu ít.
– Đi tiểu nhiều lần trong ngày, luôn cảm thấy muốn đi tiểu dù trước đó mới đi tiểu xong.
– Nước tiểu đục, có mùi hôi, khai nồng.
– Trong nước tiểu có lẫn máu, nhất là khi tiểu gần hết hoặc trong toàn bộ nước tiểu ra.
– Ngoài ra, phụ thuộc vào vị trí nhiễm nhiễm mà những biểu hiện có sự khác biệt. Cụ thể như sau:
+ Viêm bể thận cấp: người bệnh cảm thấy đau vùng hông, lưng hoặc đau mạng sườn. Một số trường hợp bị sốt cao, cơ thể run rẩy, có cảm giác nôn/ buồn nôn.
+ Viêm bàng quang thường được nhận biết qua cảm giác tức nặng vùng bụng dưới, vùng hạ vị khó chịu, đau tức. Khi đi tiểu thấy buốt kèm theo mùi hôi.
+ Viêm niệu đạo: có cảm giác bóng rát mỗi khi tiểu tiện, đau đớn khi quan hệ, tiểu nhiều lần, lượng nước tiểu ít, có máu trong tinh dịch/ dịch tiết âm đạo, vùng kín ngứa, sưng đau,….
Sỏi thận
Sỏi thận hình thành do sự lắng đọng của các chất khoáng có trong nước tiểu tại thận. Khi không được đào thải ra ngoài cơ thể, chúng sẻ kích thích ống dẫn tiểu khiến anh bị tiểu đêm nhiều lần. Ngoài ra, còn có các triệu chứng xuất hiện cùng lúc:
- Đau đớn, buốt dọc niệu đạo mỗi lần đi tiểu.
- Tiểu ra máu, són tiểu, tiểu rắt.
- Buồn nôn/ nôn.
- Cơ thể sốt, ớn lạnh.
Suy thận
Bệnh khiến quá trình lọc nước tiểu diễn ra nhanh hơn khiến số lần tiểu đêm tăng lên bất thường. Cùng với đó, người bệnh sẽ thấy có biểu hiện:
- Chán ăn, cơ thể mệt mỏi, ớn lạnh, ngứa, buồn nôn, rối loạn giấc ngủ.
- Nước tiểu có bọt, màu đậm hoặc nhạt hơn bình thường, có lẫn máu trong nước tiểu, căng tức bụng dưới, tiểu khó.
- Hoa mắt, chóng mặt, cơ bắp co giật, chuột rút, phù nề chân tay, mặt, cổ.
- Đau tức ngực, khó thử, hơi thở hôi, đau hông lưng, thường xuyên bị tăng huyết áp.
Viêm tuyến tiền liệt
Người bệnh sẽ thấy có các dấu hiệu khác để nhận biết viêm tuyến tiền liệt như sau:
- Tiểu khó, tiểu buốt rát, tiểu nhiều lần, có thể có máu trong nước tiểu hoặc tinh dịch.
- Đau vùng bẹn, xương mu hoặc tinh hoàn, bụng dưới, thắt lưng.
- Đau đớn khi giao hợp, xuất tinh.
- Người mệt mỏi, ớn lạnh.
Tăng sinh tuyến tiền liệt
Tiểu đêm nhiều lần là triệu chứng điển hình của phì đại tuyến tiền liệt. Ngoài ra, người bệnh sẽ nhận thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường như:
- Dòng nước tiểu yếu, tiểu ngắt quãng.
- Khó kiểm soát tiểu tiện, són tiểu hoặc tiểu nhỏ giọt kéo dài khi đã ngưng tiểu.
- Tiểu nhiều lần trong ngày, rõ nhất là về đêm.
- Luôn có cảm giác tiểu không hết nước tiểu, buồn tiểu đột ngột.
Các bệnh lý đường tiết niệu nguy hiểm như thế nào?
Các bệnh lý đường tiết niệu không chỉ gây ra khó chịu, phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Việc kéo dài thời gian thăm khám, điều trị sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống bài tiết nước tiểu, chức năng thận, chức năng sinh sản, sinh lý. Do đó, nếu không được can thiệp sớm, vi khuẩn lây lan nhanh có thể gây ra rất nhiều hệ lụy:
– Viêm đường tiết niệu có thể diễn tiến đến áp-xe tiền liệt tuyến, viêm tinh hoàn, viêm mào tinh… làm bít tắc ống dẫn tinh, tăng nguy cơ gây vô sinh.
– Viêm đường tiết niệu ở nữ giới có thể gây viêm nhiễm ngược dòng lên tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng gây khó khăn trong việc thụ thai, thậm chí dẫn đến vô sinh hiếm muộn.
– Bệnh lý đường tiết niệu ở phụ nữ có thai có nguy cơ gây nhiễm trùng ối, nhiễm trùng bào thai, tăng nguy cơ vỡ ối sớm, sinh non…
– Nếu sự hiện diện dai dẳng của vi khuẩn tại hệ tiết niệu không được điều trị đúng và đủ liều kháng sinh, vi khuẩn dễ đi vào máu, gây nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng và tử vong.
– Các triệu chứng tiểu buốt, đau rát ở cơ quan sinh dục sẽ khiến người bệnh mệt mỏi, chán nản… suy giảm ham muốn tình dục.
Hướng điều trị bệnh lý đường tiết niệu hiện đại nhất hiện nay
Bệnh lý đường tiết niệu xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân và bạn cần tới thăm khám trực tiếp tại các cơ sở y tế chuyên về Thận – Tiết Niệu để được điều trị theo đúng nguyên nhân gây bệnh.
Hướng chữa trị các bệnh lý tiểu nhiều được tiến hành như sau:
– Phương pháp nội khoa (dùng thuốc tây y kết hợp Đông y) được chỉ định trong các trường hợp bị bệnh đường tiểu do viêm nhiễm, rối loạn chuyển hóa,…
- Các thuốc Tây y sẽ giúp ức chế, tiểu diệt mầm bệnh, giảm co thắt bàng quang, tăng sức cơ vùng chậu, nâng đỡ bàng quang,….nhờ vậy mà kiểm soát được triệu chứng bất thường gặp phải.
- Thuốc Đông y đi vào nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể, tăng cường chức năng hoạt động của các phủ tạng, cân bằng, điều hòa khí huyết, giảm khả năng tái phát, cơ thể nhanh phục hồi.
– Phương pháp ngoại khoa sẽ được can thiệp nếu bị sỏi thận, phì đại tuyến tiền liệt,… để loại bỏ hiệu quả tác nhân gây ra các triệu chứng bất thường.
– Bên cạnh đó, để giúp quá trình điều trị mang đến hiệu quả tốt hơn, hãy chú ý đến những vấn đề sau đây:
- Nên tránh xa các loại thức ăn có tính kích thích bàng quang hoặc có tác dụng như thuốc lợi tiểu, đồ uống có cồn, ga, gia vị cay nóng,…. Tốt nhất tăng xơ, giảm tinh bột, dầu mỡ,…trong khẩu phần ăn hàng ngày.
- Uống đủ nước mỗi ngày (tối thiểu là 1,5 lít), uống nước đủ và đúng cách giảm dần giúp đào thải độc tố, mầm bệnh ra khỏi cơ thể, nhờ đó mà giảm số lần tiểu tiện trong ngày đi đáng kể.
Với những phụ nữ trong thời kỳ cho con bú càng cần lưu ý đến vấn đề này để đảm bảo lượng nước cho cơ thể và cho con bú. Tuyệt đối không vì đi tiểu liên tục mà nhịn uống nước, hành động này càng gia tăng áp lực lên hệ tiết niệu khiến tình trạng thêm nghiêm trọng.
- Chú ý đến vấn đề vệ sinh cá nhân sạch sẽ, nhất là phụ nữ sau sinh hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt, có đời sống tình dục chung thủy, lành mạnh,…Điều này giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm.
Mọi thắc mắc liên quan đến các bệnh đường tiết niệu ở nam và nữ, bạn đọc vui lòng gọi đến số Hotline: 0335 049 994 để được hỗ trợ thông tin đầy đủ
Trắc nghiệm viêm đường tiết niệu
(30 phút sau khi bạn trả lời bác sĩ sẽ gọi điện tư vấn trực tuyến miễn phí)
01. Bạn có biểu hiện bất thường khi tiểu tiện không?
02. Bạn có gặp bất thường khi xuất tinh
03. Những thói quen sinh hoạt bạn mắc phải
04. Dấu hiệu bất thường trong nước tiểu mà bạn gặp phải
05. Bạn có gặp triệu chứng bất thường toàn thân không?
06. Các biểu hiện bất thường khác và câu hỏi cho bác sỹ
Nếu không muốn chờ lâu, vui lòng click "Giải đáp trực tuyến" hoặc click "Gửi bài test" để biết kết quả