Đau mu vùng kín thường rất phổ biến ở chị em phụ nữ thời kì mang thai, hơn nữa tình trạng này còn gây ra rất nhiều khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Một số trường hợp nghiêm trọng được cảnh báo là dấu hiệu của bệnh lý viêm nhiễm, nhiễm trùng sự mất cân bằng hormone… Để hiểu rõ hơn về tình trạng đau mu vùng kín ở nữ và có biện pháp can thiệp hiệu quả. Hãy cùng tham khảo nội dung bài viết hôm nay.
Mu vùng kín nằm ở đâu?
Mu vùng kín hay còn gọi là mu âm đạo, là phần trên cùng bộ phận sinh dục nữ. Về mặt giải phẫu, đây là phần da và mô mềm nằm ở phía trước của xương mu (xương mu là phần xương nhô lên ở dưới bụng) nằm trên các cơ quan sinh dục như âm hộ, âm đạo và tử cung.
Phần này có chức năng bảo vệ các cơ quan sinh dục bên trong và cũng có sự phát triển lông mu từ tuổi dậy thì. Thông thường, đau mu vùng kín có thể do các vấn đề như viêm nhiễm, nhiễm trùng hoặc do các vấn đề khác liên quan đến cấu trúc cơ thể.
Bác Sĩ Chuyên Khoa II Nguyễn Quang Cừ
Nguyên Trưởng phòng khám Tiết niệu sinh dục
Hơn 40 năm kinh nghiệm tại bệnh viện Việt Đức
Chỉ mặt các nguyên nhân gây đau mu vùng kín ở nữ?
Theo các bác sĩ chuyên sản phụ khoa, hiện tượng đau mu vùng kín xảy ra có thể do nhiều nguyên nhân, xác định rõ các nguyên nhân sẽ giúp chị em chủ động hơn trong việc phòng tránh và điều trị.
Dưới đây là một số yếu tố gây đau mu vùng kín ở nữ phổ biến.
Thay đổi hormone
Thay đổi hormone gây đau mu vùng kín ở chị em trong giai đoạn thai kì khá phổ biến. Lúc này cơ thể sẽ sản xuất nhiều hormone, đặc biệt là hormone relaxin, giúp các cơ và dây chằng trong cơ thể mềm ra để chuẩn bị cho việc sinh con. Điều này có thể làm các dây chằng xung quanh vùng xương chậu và mu bị kéo căng và gây đau.
Ngoài ra, thay đổi hormone trong giai đoạn dậy thì, mãn kinh hoặc do thuốc tránh thai, có thể gây đau mu vùng kín.
Viêm nhiễm
Viêm âm đạo: Nhiễm trùng do vi khuẩn, nấm hoặc trùng roi có thể gây viêm và đau ở vùng mu. Viêm âm đạo thường kèm theo các triệu chứng như ngứa, tiết dịch bất thường và khó chịu.
Viêm niệu đạo: Viêm đường tiểu có thể lan sang vùng kín, gây cảm giác đau khi đi tiểu và đau vùng mu.
Bệnh lây qua đường tình dục: Các bệnh như mụn rộp sinh dục, lậu, hoặc chlamydia có thể gây ra đau, ngứa và sưng tấy ở vùng mu và âm đạo.
Bệnh lý phụ khoa
U xơ tử cung: Các khối u này có thể gây áp lực lên vùng xung quanh, bao gồm mu và vùng bụng dưới.
U nang buồng trứng: Khi u nang phát triển và gây đau hoặc vỡ, có thể tạo ra cảm giác đau mu vùng kín.
Lạc nội mạc tử cung: Nội mạc tử cung phát triển ngoài tử cung có thể gây đau đớn, đặc biệt trong kỳ kinh nguyệt.
Nhiễm trùng đường tiểu
Nhiễm trùng đường tiểu có thể gây ra cảm giác nóng rát, đau khi đi tiểu và đôi khi gây đau vùng mu.
Bệnh lý ngoài da
Một số bệnh lý da như viêm da dị ứng, vảy nến, ghẻ ngứa… có thể ảnh hưởng đến vùng mu và gây đau, ngứa hoặc viêm vùng kín nữ.
Kinh nguyệt
Khi chu kỳ kinh nguyệt đến, nhiều phụ nữ cảm thấy đau và co thắt ở bụng dưới, đôi khi lan ra vùng mu và xung quanh khu vực sinh dục.
Căng thẳng và lo âu
Căng thẳng kéo dài có thể gây căng cơ, đặc biệt ở vùng chậu và vùng mu, gây cảm giác đau hoặc khó chịu.
Có thể nói, đau mu vùng kín không phải là bệnh lý quá nghiêm trọng, tuy nhiên nếu để tình trạng này kéo dài, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của chị em.
Đau mu vùng kín gây cản trở cuộc sống?
Đau mu vùng kín có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của phụ nữ theo nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra đau.
Dưới đây là một số tác động có thể xảy ra khi đau mu vùng kín không được xử lý hoặc điều trị đúng cách:
– Đối với chị em đang mang thai, đau mu vùng kín có thể khiến bạn mệt mỏi, khó chịu và giảm khả năng tham gia vào các hoạt động hàng ngày. Điều này có thể làm giảm chất lượng cuộc sống, bức bối hoặc khó chịu trong suốt thai kỳ.
– Nếu cơn đau mu là do sự thay đổi trong trọng lượng cơ thể (như trong thai kỳ), các thay đổi này có thể làm ảnh hưởng đến tuần hoàn máu và dẫn đến tình trạng phù nề (sưng) hoặc giảm lưu thông máu ở các khu vực xung quanh vùng chậu, gây thêm khó chịu.
– Nếu nguyên nhân đau mu vùng kín do nhiễm trùng (như viêm nhiễm âm đạo, nhiễm trùng đường tiết niệu, hoặc các bệnh lây qua đường tình dục)… nhiễm trùng có thể lan rộng và gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như viêm nhiễm vùng chậu hoặc viêm thận.
– Đau ở vùng mu có thể làm giảm ham muốn tình dục, ảnh hưởng đến mối quan hệ vợ chồng và tâm lý của phụ nữ, đặc biệt nếu đau kéo dài hoặc không được điều trị.
– Nếu đau mu vùng kín liên quan đến các vấn đề như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, hoặc các bệnh lý phụ khoa khác, nó có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Đau mu vùng kín, hãy chủ động gặp Bác sĩ?
Đau mu vùng kín ở chị em trong thai kỳ hoặc ngoài thai kỳ có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe cần được lưu ý.
Vì vậy, khi nhận thấy các biểu hiện đau mu vùng kín dưới đây kèm theo các triệu chứng khác, chị em cần nhanh chóng gặp Bác sĩ ngay:
– Nếu cơn đau mu vùng kín kéo dài nhiều ngày.
– Đau mu vùng kín kèm với sốt hoặc cảm giác mệt mỏi toàn thân, đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng
– Cơn đau xuất hiện đột ngột và kèm theo các triệu chứng khác như buồn nôn, nôn mửa, sốt hoặc tiểu đau…
– Nếu đau mu đi kèm với dịch âm đạo có mùi hôi, màu sắc lạ.
– Đau hoặc khó chịu khi quan hệ tình dục, và cơn đau không giảm.
Tư vấn bệnh lý phụ khoa online miễn phí và Đặt hẹn cùng bác sĩ phụ khoa Nguyễn Thị Minh Cúc
Chẩn đoán và điều trị chứng đau mu vùng kín như thế nào?
Việc đi khám bác sĩ kịp thời sẽ giúp bạn xác định nguyên nhân của cơn đau và có phương pháp điều trị thích hợp, bảo vệ sức khỏe của bạn và thai nhi (nếu bạn đang mang thai).
Các gói khám ưu đãi đang được áp dụng tại cơ sở.
Cụ thể, các trường hợp đau mu vùng kín có thể được chỉ định một số bước kiểm tra dưới đây để tìm ra nguyên nhân:
– Hỏi về tiền sử bệnh lý, tình trạng sức khoẻ hiện tại
– Xét nghiệm máu để kiểm tra nhiễm trùng hoặc rối loạn nội tiết.
– Khám phụ khoa để kiểm tra tình trạng viêm nhiễm, u xơ tử cung, hoặc các bệnh lý phụ khoa khác.
– Siêu âm vùng bụng hoặc siêu âm đầu dò âm đạo để kiểm tra các vấn đề liên quan đến buồng trứng, tử cung hoặc thai kỳ.
– Xét nghiệm nước tiểu để phát hiện nhiễm trùng đường tiểu.
Căn cứ vào kết quả nhận được, bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân và tư vấn cách điều trị phù hợp:
- Nếu đau mu vùng kín do căng thẳng dây chằng (đặc biệt trong thai kỳ)
- Nghỉ ngơi và tránh các hoạt động nặn.
- Sử dụng đai hỗ trợ bụng bầu giúp giảm áp lực lên vùng chậu và giảm đau mu.
- Chườm ấm lên vùng mu có thể giúp thư giãn các cơ và giảm đau.
- Nếu đau do thay đổi nội tiết (hormone)
- Điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt giúp cải thiện tình trạng đau liên quan đến thay đổi nội tiết, đặc biệt trong kỳ kinh nguyệt hoặc thai kỳ.
- Dùng thuốc giảm đau nhẹ có thể giúp giảm đau nhẹ do thay đổi hormone.
- Viêm nhiễm (viêm âm đạo, nhiễm trùng tiểu)
- Điều trị bằng thuốc kháng sinh hoặc thuốc chống nấm theo sự chỉ định của bác sĩ.
- Xử lý nhiễm trùng đường tiểu bằng đơn thuốc kháng sinh để làm giảm triệu chứng như tiểu buốt hoặc đau khi đi tiểu.
- Dùng các sản phẩm vệ sinh vùng kín không có hóa chất mạnh, tránh thụt rửa âm đạo, luôn lau từ trước ra sau để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập.
- Do u xơ tử cung hoặc các bệnh lý phụ khoa khác
- Điều trị y tế bằng thuốc giảm đau, thuốc nội tiết hoặc phẫu thuật (nếu cần thiết) để xử lý các triệu chứng của bệnh.
- Đôi khi bác sĩ có thể kê đơn thuốc hormon để điều hòa chu kỳ kinh nguyệt và giảm các triệu chứng đau do u xơ tử cung hoặc lạc nội mạc tử cung.
- Nếu đau do dị ứng hoặc kích ứng
- Nếu cơn đau mu vùng kín do dị ứng với sản phẩm vệ sinh hoặc quần lót chật, bạn nên tránh sử dụng các sản phẩm chứa hóa chất mạnh và chuyển sang dùng các sản phẩm dịu nhẹ, không gây kích ứng.
- Sử dụng kem bôi chống viêm hoặc dị ứng để giảm ngứa và sưng tấy.
- Căng thẳng hoặc lo âu
- Thực hiện các bài tập thư giãn, như thiền, hít thở sâu, massage cơ thể để giảm căng thẳng và lo âu.
- Nếu cơn đau được liên kết với stress hoặc lo âu kéo dài, việc tìm sự giúp đỡ từ chuyên gia tâm lý có thể giúp cải thiện tình trạng này.
Đau mu vùng kín khám ở đâu?
Khám phụ khoa định kỳ là một giải pháp hữu hiệu giúp chị em nắm bắt, phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường ở cơ quan sinh dục để kịp thời xử trí, bảo vệ sức khỏe và hạnh phúc của mình…
Vậy nên, nếu đang lo lắng về hiện tượng đau mu vùng kín chị em có thể đến ngay Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi để được tư vấn và hỗ trợ điều trị an toàn.
– Phòng khám được xây dựng phát triển dựa theo mô hình tiêu chuẩn quốc tế với các dịch vụ khám chữa bệnh chuyên nghiệp, hiệu quả và đáp ứng mọi nguyên vọng của người dân.
– Đội ngũ các y bác sĩ phụ khoa được đào tạo bài bản về chuyên môn, thường xuyên tham gia các lớp tu nghiệp trong và ngoài nước, hầu hết các bác sỹ đều có gần 40 năm kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn trong nước.
– Các điều dưỡng viên cũng là người nắm vững chuyên môn, luôn sẵn sàng tiếp đón và chăm sóc bệnh nhân chu đáo.
– Toàn bộ hệ thống trang thiết bị y tế cao cấp, được nhập khẩu 100% từ các quốc gia có nền y học phát triển như: máy xét nghiệm tự động, máy siêu âm màu 4D… hỗ cho quá trình khám, chẩn đoán và điều trị đạt hiệu quả cao.
– Phương pháp điều trị luôn có sự đổi mới, tiếp cận các giải pháp tiên tiến đã được thử nghiệm và mang lại hiệu quả cao, cũng như nhận được những phản hồi tích cực từ phía bệnh nhân từng điều trị bệnh trước đó.
– Thủ tục khám chữa bệnh được đơn giản hóa một cách tối đa để người bệnh không phải chờ đợi lâu.
– Thực hiện quy trình thăm khám bệnh chuyên nghiệp, cam kết “1 bác sỹ – 1 bệnh nhân – 1 y tá” cùng các thủ tục nhanh gọn, thời gian linh hoạt từ 7h30 – 20h tối hàng ngày, kể cả ngày cuối tuần, ngày lễ…
Hy vọng những chia sẻ ở bài viết đã giúp chị em hiểu rõ hơn về tình trạng đau mu vùng kín do đâu? Giải pháp khắc phục an toàn. Để được tư vấn cụ thể, vui lòng gọi đến Hotline: 0335 049 994 để được hỗ trợ.