Rất nhiều đàn ông lầm tưởng tinh hoàn bên to bên bé là điều tất yếu và không ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhưng thực tế, sau khi thăm khám, có đến >85% đàn ông nhận thấy sự chênh lệch về kích thước tinh hoàn một bên to một bên nhỏ, kèm theo những biểu hiện đau nhức bất thường… được xác định là dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng như: viêm mào tinh hoàn, thoát vị bẹn, ung thư tinh hoàn… ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh lý, sinh sản của phái mạnh!
NHẬN BIẾT TINH HOÀN BÊN TO BÊN NHỎ KHÔNG HỀ KHÓ
Tinh hoàn là cơ quan sinh sản của đàn ông với chức năng chính là sản xuất tinh trùng và bài tiết hormone sinh dục nam.
Bác Sĩ Chuyên Khoa II Nguyễn Quang Cừ
Nguyên Trưởng phòng khám Tiết niệu sinh dục
Hơn 40 năm kinh nghiệm tại bệnh viện Việt Đức
Mỗi đàn ông khi sinh ra đều có 2 tinh hoàn nằm đối xứng trong lớp da bìu. Theo thời gian, tinh hoàn sẽ lớn lên cũng với sự phát triển cơ thể ở đàn ông và đạt được kích thước trung bình từ 4.5 x 2.5cm, nặng khoảng 10 – 15gram.
Tinh hoàn một bên to một bên nhỏ là tình trạng một bên tinh hoàn bị giảm kích thước so bên còn lại. Hiện tượng này có thể được coi là bình thường nếu mức độ chênh lệch không quá lớn.
Nhưng nếu đàn ông nhận thấy sự chênh lệch một cách bất thường (chiếm 2/3 bên còn lại), kèm theo triệu chứng đau nhức, căng tức, khó chịu… thì đó có thể là dấu hiệu của các bệnh về tinh hoàn.
Lúc này, việc thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa là rất cần thiết đối với bạn.
TẠI SAO TINH HOÀN BÊN TO BÊN BÉ?
Hiện tượng tinh hoàn bên to bên nhỏ có thể hình thành từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau:
-
Do bệnh lý:
Viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn, xoắn tinh hoàn, giãn tĩnh mạch thừng tinh, tràn dịch tinh mạc, tinh hoàn ẩn… Là một số căn bệnh điển hình khi hình thành thường kèm theo biểu hiện sưng, đau ở vùng bìu và tinh hoàn, làm cho kích thước 2 bên tinh hoàn không đều.
-
Do bệnh quai bị:
Đàn ông từng bị quai bị thì virus có thể tiêu diệt tế bào biểu mô của ống sinh tinh. Đây chính là nguyên nhân gây tinh hoàn bên to bên nhỏ.
- Do bẩm sinh:
Đây là tình trạng tinh hoàn một bên to một bên nhỏ xuất hiện ngay từ khi còn nhỏ. Sự chênh lệch này không rõ ràng, và được liệt kê vào danh sách bẩm sinh.
-
Do tổn thương:
Nếu một bên tinh hoàn bị tổn thương có thể gây nên hiện tượng tinh hoàn bên to bên nhỏ. Tổn thương có thể làm tinh hoàn chảy máu, đóng cục gây thiếu máu, lâu ngày có thể bị thu hẹp và nhỏ hơn bên còn lại.
TINH HOÀN BÊN TO BÊN NHỎ CÓ SAO KHÔNG?
Như đã nhắc đến ở trên, tinh hoàn bên to bên nhỏ có thể hình thành do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó nguyên nhân bệnh lý có thể cảnh báo rất nhiều hệ lụy đối với sức khỏe nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách.
Do đó, để có thể đánh giá về tình trạng tinh hoàn bên to bên nhỏ có sao không? đàn ông cần thận trọng khi chúng có thể là biểu hiện của một số bệnh lý sau:
1. Tinh hoàn ẩn:
- Thường gặp ở các lứa tuổi sơ sinh (3 – 5%).
- Đây là sự bất thường khi tinh hoàn không nằm trong bìu mà dừng lại bất thường trên đường di chuyển của thời kỳ phôi thai từ ổ bụng xuống bìu.
- Vì vậy khiến cho tinh hoàn một bên có một bên ẩn không đồng đều và không tương xứng, thậm chí có trường hợp cả hai bên.
2. Xoắn mào tinh hoàn:
- Là hiện tượng thừng tinh bị xoắn quanh trục của nó, gây tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn mạch máu ở tinh hoàn.
- Đàn ông khi mắc xoắn tinh hoàn thường đau ở tinh hoàn và cảm giác đau hơn khi đứng, ngồi lâu; vùng bìu tấy đỏ và sưng đau; mất cân đối ở 2 bên tinh hoàn (bên cao, bên thấp)…
3. Giãn tĩnh mạch thừng tinh:
- Là tình trạng tĩnh mạch nằm phía trên tinh hoàn bị xoắn giãn hơn một cách bất thường, khiến người bệnh xuất hiện các triệu chứng điển hình như: cảm giác nóng rát, khó chịu, căng tức, đau vùng tinh hoàn, đặc biệt là khi hoạt động hoặc ngồi lâu…
- Giãn tĩnh mạch thừng tinh thường xảy ra ở bên tinh hoàn trái cho nên thường thì tinh hoàn trái sẽ nhỏ hơn so với tinh hoàn phải.
4. Tràn dịch tinh mạc:
- Đây là một hiện tượng chất lỏng tích tụ xung quanh tinh hoàn và có thể gây sưng khiến một bên tinh hoàn bị to hơn bên còn lại.
- Dấu hiệu của bệnh thường là sưng, đau, đỏ ở bìu hoặc đau ở phần dưới của dương vật.
5. Viêm tinh hoàn:
- Khi tinh hoàn có hiện tượng nhiễm trùng và gây viêm thì đồng nghĩa với việc đã bị viêm tinh hoàn.
- Với những triệu chứng như: đau và sưng ở bìu, có lẫn máu trong tinh dịch, bìu đau sau khi quan hệ tình dục.
6. Ung thư tinh hoàn:
- Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất của ung thư tin hoàn là đau tức bất thường tại tinh hoàn, cảm giác nặng và sưng ở bìu, sờ có mảng cứng hay u cục, tinh hoàn to lên hoặc nhỏ đi bất thường nên thể tích và khối lượng của tinh hoàn thay đổi, vùng da bìu chảy xệ vì phải chịu áp lực lớn.
TINH HOÀN BÊN TO BÊN BÉ CÓ CON ĐƯỢC KHÔNG?
Các vấn đề bất thường xảy ra tại tinh hoàn, nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách, sẽ ảnh hưởng đến vấn đề sinh lý cũng như khả năng sinh sản ở đàn ông.
Theo như thống kê cho thấy, có đến khoảng 30% trường hợp bị tinh trùng yếu khi tinh hoàn không đều và điều này dẫn đến tình trạng vô sinh khá cao, đặc biệt nguy cơ gây ung thư tinh hoàn còn tăng lên gấp 2,5 lần.
Bởi tinh hoàn là cơ quan sản xuất tinh trùng với những ống tinh nhỏ gấp khúc. Thông thường, kích thước của tinh hoàn to hay nhỏ có liên quan đến mức độ sản xuất testoterone cao hay thấp.
Trong phạm vi kích thước tinh hoàn bình thường, thì tinh hoàn càng to, mức testosterone càng cao, và ngược lại nếu kích cỡ tinh hoàn nhỏ thì mức testosterone thấp hơn.
Vì vậy, ngay khi phát hiện tinh hoàn có dấu hiệu bên to bên bé và kèm theo các dấu hiệu bất thường thì bạn nên đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được khám và chữa trị kịp thời.
TINH HOÀN BÊN TO BÊN NHỎ KHI NÀO CẦN KHÁM BÁC SĨ?
Sự chênh lệch về kích thước tinh hoàn không chỉ dừng lại ở vấn đề ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ vùng kín, mà còn tác động trực tiếp đến vấn đề sinh lý, sinh sản ở phái mạnh.
Vì thế, để đảm bảo kiểm soát bệnh lý một cách tốt nhất và có biện pháp can thiệp kịp thời. Khi nhận thấy những bất thường ở dưới đây, đàn ông cần chủ động tìm gặp bác sĩ càng sớm, càng tốt:
- Đau nhức tinh hoàn hoặc đau ở xung quanh tinh hoàn.
- Nhận thấy tinh hoàn một bên to một bên nhỏ rõ rệt.
- Da tinh hoàn đỏ, đỏ đậm hoặc nâu.
- Dương vật chảy dịch hoặc máu bất thường.
- Đau khi quan hệ tình dục, nhất là lúc xuất tinh.
- Tiểu khó, tiểu buốt.
- Đau lưng hoặc đau bụng dưới.
CÁCH CHỮA TINH HOÀN BÊN TO BÊN BÉ HIỆU QUẢ NHẤT?
Để khắc phục tình trạng tinh hoàn bên to bên nhỏ nhanh nhất, cần phải căn cứ vào mức độ, nguyên nhân và tình trạng sức khỏe ở mỗi người… Để sau khi thăm khám bác sĩ sẽ tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.
Hiện nay, tại Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi, các bác sĩ đã và đang áp dụng điều trị chứng tinh hoàn bên to bên bé bằng các phương pháp hiện đại như:
- Trường hợp đàn ông bị tinh hoàn bên to bên bé do viêm nhiễm: Sẽ được bác sỹ chỉ định điều trị bằng thuốc.
- Chủ yếu là các loại thuốc Tây y đặc hiệu có tác dụng loại bỏ các tác nhân gây bệnh, chống viêm, giảm đau… đồng thời đàn ông còn được sử dụng kết hợp với thuốc Đông y, giúp nâng cao thể trạng và tăng sức đề kháng, bổ thận, tráng dương, cải thiện số lượng và chất lượng tinh trùng, hạn chế tối đa các tác dụng phụ của thuốc Tây y và đảm bảo ….
- Trường hợp đàn ông bị tinh hoàn bên to bên bé do bị giãn tĩnh mạch thừng tinh, xoắn tinh hoàn hoặc tinh hoàn ẩn, ung thư tinh hoàn…: Các bác sỹ sẽ can thiệp bằng phương pháp ngoại khoa để thắt tĩnh mạch bị giãn hoặc tháo xoắn tinh hoàn hay đưa tinh hoàn ẩn về đúng vị trí do bác sỹ chuyên khoa trực tiếp tư vấn và thực hiện.
Bên cạnh việc tuân thủ theo phác đồ điều trị bệnh của bác sĩ, đàn ông cần thực hiện một số nguyên tắc sau để đảm bảo kết quả điều trị ổn định nhất:
- Trong quá trình điều trị bệnh, đàn ông cần thực hiện theo đúng chỉ định của bác sỹ về liều dùng và thời gian sử dụng. Không tự ý ngưng thuốc, đổi thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
- Quan hệ tình dục an toàn, hạn chế thủ dâm quá nhiều hoặc thực hiện các tư thế mạo hiểm có thể gây tổn thương vùng kín.
- Bổ sung các chất dinh dưỡng, luyện tập thể dục thể thao nhằm tăng cường sức để kháng, nâng cao hệ miễn dịch chống lại các loại virus, vi khuẩn gây bệnh.
- Khám sức khỏe định kỳ, khi có dấu hiệu bất thường để tiến hành chẩn đoán nguyên nhân và điều trị kịp thời.
CÁCH TỰ KIỂM TRA TINH HOÀN TẠI NHÀ?
Để sớm phát hiện và có cơ hội điều trị bệnh sớm, đàn ông nên biết cách kiểm tra tinh hoàn.
Việc tự kiểm tra tinh hoàn thường xuyên có thể xác định bất kỳ cục u, đau và bất cứ sự thay đổi ở một hoặc cả hai tinh hoàn. Một tinh hoàn khỏe mạnh thường mịn màng, có hình trứng (không phải hình tròn). Nếu xuất hiện các khối u hoặc u lồi ra bất thường bạn cần gặp bác sĩ ngay.
* Các bước tự kiểm tra tình trạng tinh hoàn như sau:
- Sử dụng ngón tay trỏ và ngón tay cái của bạn để nhẹ nhàng cuộn tinh hoàn xung quanh. Tuy nhiên, không nên dùng lực quá mạnh, tránh làm tổn thương tinh hoàn.
- Kiểm tra kỹ bề mặt của mỗi tinh hoàn, tìm kiếm các khối u, khu vực cảm thấy đau hoặc đau, lồi, sưng hoặc thay đổi kích thước.
- Cảm nhận dọc theo đáy của bìu, mào tinh hoàn, đàn ông sẽ cảm thấy giống như một số ống được bó lại.
- Thực hiện lại các bước trên cho tinh hoàn còn lại.
Lưu ý: Các bước kiểm tra tinh hoàn nên được thực hiện mỗi tháng một lần.
Mong rằng với những chia sẻ ở bài viết đã giúp đàn ông hiểu rõ hơn về tình trạng tinh hoàn bên to bên bé. Dựa vào đó sẽ chủ động hơn trong việc khám và chữa trị bệnh khi cơ quan sinh dục có dấu hiệu bất thường. Mọi băn khoăn, vui lòng chat trực tuyến hoặc gọi ngay cho bác sĩ theo Hotline: 0335.049.994 hoặc chat ngay “Tại đây” để được tư vấn sớm nhất.
Câu Hỏi Trắc Nghiệm Bệnh Tinh Hoàn
(Chỉ sau 5 phút sau khi bạn trả lời bác sĩ sẽ gọi điện tư vấn trực tuyến miễn phí)
01. Bạn đã từng mắc phải bệnh nào dưới đây:
02. Bạn có từng có những thói quen sinh hoạt dưới đây không?
03. Bạn có đang gặp phải một số vấn đề dưới đây không?
04. Khi quan hệ, bạn có gặp phải một trong số hiện tượng này?
05. Khi xuất tinh, tinh dịch của bạn có đặc điểm gì?
06. Các biểu hiện bất thường khác và câu hỏi cho bác sỹ
Nếu không muốn chờ lâu, vui lòng click "Giải đáp trực tuyến" hoặc click "Gửi bài test" để biết kết quả