Hãy thận trọng nếu phát hiện tình trạng đi vệ sinh ra máu, bởi đây là hiện tượng bất thường có thể gặp phải ở tất cả mọi người, mọi độ tuổi, mọi giới tính. Cảnh báo cơ thể bạn có thể sẽ phải đối diện với một số bệnh lý nguy hiểm như: bệnh trĩ, polyp hậu môn, viêm loét đại trực tràng hoặc ung thư trực tràng… ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và cuộc sống. Do đó, việc tìm hiểu thông tin về tình trạng đi ngoài ra máu sẽ rất hữu ích và cần thiết cho bạn.
Đi vệ sinh ra máu – chớ chủ quan!
Đi ngoài ra máu có thể dễ dàng nhận biết với máu màu đỏ tươi hoặc hồng tươi lẫn trong phân. Có thể lượng máu không nhiều nên khó xác nhận, xong nếu để ý bạn vẫn thấy màu sắc đặc trưng trên giấy vệ sinh.
Song có trường hợp khó phát hiện hơn là máu đen lẫn trong phân, nguyên nhân do máu chảy trước đó và lưu trữ lâu trong đường tiêu hóa, khiến chúng bị oxy hóa và mất màu đỏ đặc trưng.
Bác Sĩ Chuyên Khoa II Nguyễn Quang Cừ
Nguyên Trưởng phòng khám Tiết niệu sinh dục
Hơn 40 năm kinh nghiệm tại bệnh viện Việt Đức
Khi phát hiện mình đi vệ sinh ra máu, không nên chủ quan coi đây là bệnh đường tiêu hóa thông thường. Bởi chúng có liên quan đến rất nhiều bệnh lý nguy hiểm cần được phát hiện và điều trị sớm.
Đi vệ sinh ra máu là bệnh gì?
Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, đi ngoài ra máu thực chất không phải là một chứng bệnh mà là triệu chứng, dấu hiệu cánh báo chung cho rất nhiều bệnh lý khác nhau, chủ yếu là các bệnh về hậu môn trực tràng.
1. Bệnh trĩ
Bệnh trĩ hình thành do sự gia tăng áp lực quá mức lên hậu môn trực tràng khiến máu không thể lưu thông.
Triệu chứng: Đau rát, ngứa hậu môn, đại tiện ra máu tươi, sa búi trĩ là những triệu chứng điển hình của bệnh này.
Hậu quả: Viêm nhiễm hậu môn, các búi trĩ lở loét tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn có trong phân tấn công và gây nhiễm trùng máu, ung thư hậu môn…
2. Viêm loét đại trực tràng
Là một bệnh gây loét ở lớp niêm mạc đường tiêu hóa. Sự kích ứng từ những chất dịch giúp phân giải thức ăn xảy ra ở ruột non, ruột già có thể dẫn đến những vết loét lan rộng, dễ chảy máu, tạo ra mủ hoặc dịch nhầy.
Viêm loét đại trực tràng rất khó khó điều trị và dễ biến chứng nguy hiểm với các triệu chứng đi đại tiện ra nhiều máu có lẫn với dịch nhầy…
3. Polyp trực tràng
Là một khối u lành mọc trong ống hậu môn, nhưng nếu không phát hiện sớm sẽ biến thành ác tính.
Biểu hiện: Gây ra tình trạng đi vệ sinh ra máu tươi, máu chảy nhiều thành giọt hoặc tia.
4. Nứt kẽ hậu môn
Tình trạng táo bón kéo dài khiến người bệnh phải rặn mạnh khi đi đại tiện từ đó khiến hậu môn bị sưng đỏ thậm chí gây nứt kẽ hậu môn.
Biểu hiện: Khi gặp phải căn bệnh này, người bệnh luôn có cảm giác đau đớn hậu môn, chảy máu hậu môn thường trực ngay cả khi không đi đại tiện.
5. Ung thư đại trực tràng
Người lớn tuổi là đối tượng thường mắc phải căn bệnh này, thăm khám nội soi sẽ phát hiện trong trực tràng có tồn tại khối u và biểu hiện bên ngoài là đi ngoài ra máu tươi.
Biểu hiện: Đi cầu ra máu tươi và dính theo phân hoặc máu ra từng giọt hay từng tia. Có hội chứng bán tắc ruột và khám thấy khối u.
Ngoài các bệnh lý nêu trên, thì tình trạng đi vệ sinh ra máu tươi còn có thể do bạn có thói quen ăn uống thiếu chất xơ, ăn nhiều đồ ăn cay nóng, các chất kích thích như: rượu, bia, cà phê… uống ít nước, ít hoạt động, do tác dụng phụ của thuốc hoặc do gặp các vấn đề về đường tiêu hóa… sẽ gây ra tình trạng táo bón.
Từ đó gây đau rát hậu môn do phân khô cứng, khiến tĩnh mạch bị thương tổn và căng giãn quá mức, gây ra hiện tượng đi ngoài ra máu tươi, lâu dần sẽ hình thành bệnh trĩ.
Đi vệ sinh ra máu có nguy hiểm không?
Hiện tượng đi ngoài ra máu có nguy hiểm hay không còn tùy thuộc vào loại bệnh và mức độ bệnh mà người bệnh đang gặp phải. Máu chảy khi đi đại tiện thường là máu tươi và có các triệu chứng kèm như: đau rát vùng hậu môn, ngứa ngáy hậu môn, cơ thể mệt mỏi… nếu không được thăm khám và điều trị có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm:
– Gây thiếu máu:
Tình trạng đại tiện ra máu kéo dài, nhất là những trường hợp bệnh trĩ ở giai đoạn nặng, máu chảy thành giọt, thành tia sẽ dẫn đến thiếu máu trầm trọng, cơ thể xanh xao, suy giảm trí nhớ.
Ở phụ nữ mang thai, thiếu máu làm tăng nguy cơ thai phụ suy nhược cơ thể, thai nhi kém phát triển thậm chí là sảy thai, sinh non, thai chết lưu.
– Ảnh hưởng cuộc sống và công việc:
Đau rát hậu môn, đại tiện ra máu khiến người bệnh luôn có cảm giác đau đớn, mệt mỏi, bất an thường trực khiến chất lượng cuộc sống và hiệu quả công việc không được như ý muốn.
– Đe dọa tính mạng:
Tình trạng đi ngoài ra máu nếu không được chữa trị kịp thời, sẽ biến chứng nguy hiểm gây nhiễm trùng máu, hoại tử, ung thư thậm chí đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh.
– Suy giảm ham muốn:
Đau đớn mỗi khi quan hệ tình dục sẽ khiến người bệnh rơi vào tình trạng “sợ yêu”, lảng tránh bạn tình từ đó chất lượng đời sống chăn gối bị suy giảm.
Đi vệ sinh ra máu khắc phục như thế nào?
Để nhanh chóng thoát khỏi những rắc rối từ tình trạng đi ngoài ra máu, các bác sỹ chuyên khoa khuyến cáo, tốt nhất bạn hãy chủ động tìm gặp bác sỹ để được tư vấn điều trị hợp lý.
Căn cứ vào kết quả thăm khám, bác sỹ sẽ tìm ra nguyên nhân, xác định mức độ bệnh và tư vấn điều trị cụ thể nhất. Thông thường, đại tiện ra máu sẽ được điều trị bằng 2 cách đó là:
+ Điều trị nội khoa:
- Thường được áp dụng với những trường hợp còn nhẹ, phát hiện sớm, bác sỹ cho sử dụng các loại thuốc Tây y chuyên khoa đặc hiệu dạng bôi, đặt hậu môn có tác dụng giảm đau, kháng khuẩn, chống viêm nhanh chóng, ngăn cản sự phát triển của bệnh.
- Bên cạnh đó, các bác sĩ sẽ chỉ định việc điều trị kết hợp với thuốc Đông y dạng uống có tác dụng rất tốt trong việc điều hòa thẩm thấu, giảm sưng đau, chống viêm an toàn.
+ Điều trị ngoại khoa:
- Khi phương pháp điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả, thì cần áp dụng các trang thiết bị y tế tiên tiến, hiện đại để bác sĩ thực hiện điều trị ngoại khoa bằng cách: phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ, cắt bỏ polyp trực tràng… Tùy tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân mà bác sĩ có thể lựa chọn các giải pháp phù hợp nhất.
Ngoài ra, một cuộc sống lành mạnh, chế độ ăn uống khoa học sẽ là cách phòng tránh đi ngoài ra máu hiệu quả nhất dành cho bạn. Nên ăn nhiều chất xơ, hoa quả, uống nhiều nước, tránh đứng lâu hoặc ngồi lâu, hạn chế uống rượu bia, các chất kích thích và những đồ ăn cay nóng…
Trên đây là toàn bộ thông tin giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về hiện tượng đi ngoài ra máu phân lỏng là dấu hiệu của bệnh gì? cũng như giải pháp chữa bệnh tốt nhất. Mọi băn khoăn, vui lòng chat trực tuyến hoặc gọi đến Hotline: 0335 049 994 để được tư vấn thăm khám sớm nhất.