Tầng sinh môn đóng vai trò quan trọng đến quá trình sinh dục, sinh sản ở nữ giới và dễ bị tổn thương bởi các tác động bên ngoài gây ra cảm giác đau đớn. Vậy, đâu là những nguyên nhân thường gặp gây đau tầng sinh môn và hướng khắc phục là gì? Cùng tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây.
Tầng sinh môn là gì? Các chức năng của tầng sinh môn
Tầng sinh môn có ở cả nam giới và nữ giới, tuy nhiên, khái niệm này là hệ cơ quan sinh lý quan trọng trong cơ thể nữ, đảm nhiệm nhiều vai trò trong quá trình quan hệ tình dục và sinh sản. Tầng sinh môn là phần da và cơ nhỏ nằm giữa hậu môn – âm đạo, dài khoảng 3 – 5 cm.
Cấu trúc sinh lý của tầng sinh môn bình thường gồm có: cơ, mô, dây chằng, được bao quanh bởi các lớp màng cân riêng biệt. Tầng sinh môn thường được phân thành ba tầng: Tầng sâu, tầng giữa, tầng nông, với những chức năng và cấu trúc riêng.
Bác Sĩ Chuyên Khoa II Nguyễn Quang Cừ
Nguyên Trưởng phòng khám Tiết niệu sinh dục
Hơn 40 năm kinh nghiệm tại bệnh viện Việt Đức
Các cơ của tầng sinh môn nam giới
Các cơ của tầng sinh môn nữ giới
Tầng sinh môn trong cơ thể một người phụ nữ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình bảo vệ, hỗ trợ, cũng như duy trì các cơ quan như tử cung, âm đạo, trực tràng, bàng quang. Đây cũng là cánh cửa quan trọng cho phép đón nhận tinh trùng và thúc đẩy trong các hoạt động tình dục ở nữ giới.
Cùng với đó, bộ phận này sẽ phát huy nhiệm vụ đặc biệt trong quá trình sinh sản. Nhờ khả năng giãn nở, đàn hồi tốt giúp thai nhi chào đời dễ dàng, bản thân sản phụ cũng trải qua thời điểm sinh nở an toàn hơn.
Những nguyên nhân gây đau tầng sinh môn
Tầng sinh quan là vị trí nhạy cảm và dễ bị tổn thương bởi các yếu tố tác động bên ngoài, có thể kể đến như:
– Mang thai:
Tầng sinh môn gắn vào các cơ hỗ trợ cơ quan sinh sản, ruột và bàng quang – sàn chậu.
Vào ba tháng cuối của thai kỳ, thai nhi tăng cân nhanh và dần di chuyển thúc xuống dưới làm hạ thấp khung xương chậu của sản phụ. Áp lực này gia tăng theo thai kỳ dẫn đến sưng tấy bộ phận sinh dục và đáy chậu. Đồng thời, đáy chậu đang bắt đầu căng ra để chuẩn bị cho quá trình sinh nở.
– Sinh con:
Khi chuyển dạ, tầng sinh môn sẽ dần bị kéo căng, để giảm nguy cơ bị rách tự nhiên, bác sĩ sẽ chủ động cắt tầng sinh môn để tạo khoảng đủ rộng cho em bé có thể ra dễ dàng hơn, giảm thiểu nguy hiểm cho sức khỏe, tính mạng của thai nhi và sản phụ.
Trên thực tế, dù bị rách tự nhiên hoặc chủ động bị rạch tầng sinh môn, thì vị trí này cũng đều rất đau đớn và khó chịu. Tình trạng này kéo dài vài ngày đến vài tháng.
– Mặc quần quá bó sát, ngồi ở vị trí không thoải mái quá lâu cũng gây đau âm hộ hoặc đáy chậu.
– Quan hệ mà không đủ độ trơn: âm đạo khô hạn, chưa kích thích đủ để tiết dịch nhầy,… cũng có thể gây ra đau rát tầng sinh môn.
– Đau tầng sinh môn ở nam có thể là dầu hiệu viêm tuyến tiền liệt
Tình trạng đau tầng sinh môn xử lý như thế nào?
Nếu đau tầng sinh môn do sinh nở, chị em có thể dùng:
– Dùng nước ấm lên vùng bên ngoài của âm đạo giúp giảm bớt cảm giác khó chịu cho vết rách hay rạch tầng sinh môn.
– Sử dụng nước đá hoặc túi chườm lạnh sẽ làm giảm các triệu chứng như sưng, ngứa và bỏng rát ở tầng sinh môn.
– Vệ sinh vết cắt và vùng xung quanh tầng sinh môn sạch sẽ, nhất là sau khi đi vệ sinh để tránh nhiễm trùng, nên dùng nước ấm. Khi lau nên lau nhẹ nhàng từ trước ra sau, không nên dùng xà phòng có bọt, kích ứng mạnh tránh làm tổn thương lâu lành hơn.
– Nếu khi đại tiện đau đớn do táo bón có thể dùng thuốc nhuận tràng, men tiêu hóa giúp giảm đau.
– Nếu dễ bị đau vùng đáy chậu, hãy tránh mặc quần quá chật. Khi quan hệ tình dục hãy đảm bảo được bôi trơn tiết dịch đầy đủ.
– Nếu đau tầng sinh môn trong khi mang thai có thể xoa nhẹ nhàng tầng sinh môn và các vị trí lân cận giúp giảm đau và chuẩn bị cho phần đáy chậu khi sinh nở.
Có thể sử dụng dầu vitamin E, dầu hạnh nhân hoặc dầu thực vật bôi trơn ngón tay cái cũng như đáy chậu. Cách xoa bóp như sau:
- Đưa ngón tay cái sạch của bạn khoảng từ 2 – 3cm vào âm đạo.
- Nhấn xuống và sang hai bên cho đến khi bạn cảm thấy nó căng ra. Giữ trong 1 hoặc 2 phút.
- Dùng hai ngón tay cái để từ từ xoa bóp phần dưới của âm đạo theo hình chữ U.
- Duy trì khoảng 10 phút mỗi ngày.
Ngoài ra, chị em cần tránh những hành động dưới đây để nhanh chóng giúp triệu chứng đau tầng sinh môn thuyên giảm:
- Dùng thuốc kháng sinh khi không có hiện tượng nhiễm trùng
- Tắm trong nước muối hoặc ngâm trong nước nóng quá lâu
- Quan hệ tình dục khi đáy chậu chưa lành hoàn toàn
- Tập thể dục mạnh, ngồi xổm hoặc chuyển động hai chân làm kéo dài vùng hạ bộ khi vết thương chưa lành.
- Để băng vệ sinh quá lâu, tạo môi trường phát triển cho nhiều loại vi khuẩn, nấm.
Mọi thắc mắc liên quan đến hiện tượng đau tầng sinh môn, bạn đọc vui lòng liên hệ đến số Hotline: 0335 049 994 để được đội ngũ bác sĩ chuyên khoa tại phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi để được hỗ trợ thông tin đầy đủ.