52 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

8:00 - 20:00 (Tất cả các ngày trong tuần)

Phòng khám nam khoa

Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi | Khám nam khoa tốt Hà Nội

“ Sức khỏe của bạn
Trách nhiệm của chúng tôi

Tiểu buốt có mủ xanh, trắng, đục vàng ở nam và nữ là bị bệnh gì? Phương pháp điều trị hiệu quả

  • Đánh giá:
  • Chia sẻ:

Nguyên Trưởng phòng khám Tiết niệu – Sinh dục – Bệnh viện Việt Đức

BS Nguyễn Quang Cừ

(Cuộc gọi miễn phí 100%)

Tiểu buốt có mủ là một trong những biểu hiện bất thường xảy ra tại hệ tiết niệu, cảnh báo một số bệnh lý viêm nhiễm nam – phụ khoa, bệnh xã hội nguy hiểm có thể gặp phải ở cả nam và nữ giới. Do đó, để giúp bạn hiểu rõ hơn về mức độ nguy hiểm của tình trạng này và xử trí kịp thời khi xuất hiện tiểu buốt có mủ xanh, trắng, đục vàng…? Cùng tìm hiểu thông tin ở bài viết hôm nay.

Tiểu có mủ là như thế nào?

Tiểu có mủ là hiện tượng khi đi tiểu, trong nước tiểu có lẫn chất dịch màu trắng hoặc vàng, vàng xanh thường là mủ. Đây là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe liên quan đến nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm trùng đường tiểu hoặc nhiễm trùng sinh dục.

Mỗi một nguyên nhân gây tiểu ra mủ thì lại có kèm theo triệu chứng khác nhau. Vì thế, người bệnh cần phải tiến hành xét nghiệm nước tiểu, làm phết dịch niệu đạo… để tìm ra tác nhân gây bệnh và phương pháp hỗ trợ điều trị hợp lý.

Gửi câu hỏi tư vấn cho chuyên gia

Bác Sĩ Chuyên Khoa II Nguyễn Quang Cừ

Nguyên Trưởng phòng khám Tiết niệu sinh dục

Hơn 40 năm kinh nghiệm tại bệnh viện Việt Đức

Thủ phạm gây tiểu có mủ ở cả nam và nữ giới?

Theo các Bác sĩ chuyên khoa cho biết, tiểu có mủ có thể xuất hiện ở cả nam và nữ giới do rất nhiều nguyên nhân. Trong đó, một số nguyên nhân điển hình phải kể đến như:

Nguyên nhân gây tiểu có mủ ở nữ giới:

– Nhiễm trùng đường tiểu: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất. Khi vi khuẩn xâm nhập vào hệ thống tiết niệu, gây viêm bàng quang, niệu đạo, viêm thận, có thể dẫn đến tình trạng tiểu có mủ. 

Bệnh lý này xảy ra nhiều ở nữ được biết do cấu tạo cơ quan sinh dục gần với hậu môn, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

– Viêm niệu đạo: Viêm niệu đạo ở nữ giới có thể do vi khuẩn hoặc các tác nhân khác gây ra, làm cho nước tiểu có mủ, gây viêm nhiễm nặng.

– Bệnh lây truyền qua đường tình dục: Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục điển hình như: chlamydia, lậu hoặc trichomonas có thể gây viêm nhiễm ở niệu đạo và cơ quan sinh dục, dẫn đến tiểu có mủ.

– Viêm bàng quang hoặc viêm bể thận: Các bệnh lý này có thể gây ra mủ trong nước tiểu nếu vi khuẩn xâm nhập vào thận hoặc bàng quang.

– Sỏi thận hoặc bàng quang: Khi sỏi làm tổn thương niêm mạc đường tiểu, có thể gây viêm nhiễm và tiết mủ.

Nguyên nhân gây tiểu có mủ ở nam giới:

– Nhiễm trùng đường tiểu: Nam giới cũng có thể bị nhiễm trùng đường tiểu, đặc biệt khi có vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang, niệu đạo, thận. Tuy nhiên, nhiễm trùng đường tiểu thường ít gặp ở nam giới so với nữ giới, trừ khi có yếu tố thuận lợi như bệnh lý tuyến tiền liệt.

– Viêm tuyến tiền liệt: Đây là một nguyên nhân phổ biến gây tiểu có mủ ở nam giới, đặc biệt là viêm tuyến tiền liệt do vi khuẩn. Các triệu chứng có thể bao gồm tiểu có mủ, đau khi tiểu và đau vùng bụng dưới.

– Bệnh lây truyền qua đường tình dục: Nam giới có thể mắc các bệnh lây qua đường tình dục như: lậu hoặc chlamydia, gây viêm nhiễm niệu đạo và tiết mủ trong nước tiểu.

– Viêm niệu đạo: Viêm niệu đạo ở nam giới có thể do các yếu tố nhiễm trùng, chẳng hạn như vi khuẩn hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

– Sỏi thận hoặc sỏi bàng quang: Sự hiện diện của sỏi trong đường tiết niệu cũng có thể gây viêm nhiễm và tiểu có mủ.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ tiểu có mủ:

– Thói quen quan hệ tình dục bừa bãi, nhiều bạn tình, quan hệ không sử dụng các biện pháp phòng tránh an toàn.

– Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, đúng cách.

– Sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người mắc bệnh.

– Việc sử dụng ống thông tiểu hoặc các dụng cụ y tế khác cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

– Người mẹ mang thai cũng có thể truyền bệnh sang cho con.

Tiểu có mủ ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ?

Như đã phân tích ở trên cho thấy, tình trạng tiểu có mủ có thể là dấu hiệu cảnh báo rất nhiều bệnh lý nguy hiểm ở cả nam và nữ giới.

Phổ biến và có tính chất nguy hiểm nhất chính là bệnh viêm nhiễm, bệnh xã hội, nhất là khi có liên quan đến căn bệnh lậu. Đây là bệnh lý dễ có chuyển biến xấu, để lại rất nhiều hậu quả nghiêm trọng như: nhiễm trùng máu; viêm màng não…

Cụ thể, các bác sĩ chuyên khoa cho biết, dù bạn là nam hay nữ giới, khi gặp phải tình trạng tiểu có mủ, nếu không xử trí kịp thời, sẽ phải đối mặt với một số hệ luỵ sau:

– Tăng nguy cơ mắc các bệnh xã hội như: Lậu, sùi mào gà, mụn rộp sinh dục, HIV…

– Gây nhiễm trùng, ảnh hưởng đến hệ bài tiết và suy giảm chức năng thận.

– Vô sinh – hiếm muộn: Vi khuẩn có hại tấn công đến các cơ quan sinh dục hình thành các bệnh viêm tinh hoàn, tắc ống dẫn tinh… ở nam giới và viêm cổ tử cung, viêm âm đạo, viêm buồng trứng… ở nữ giới… dẫn tới tình trạng vô sinh – hiếm muộn.

– Biến chứng ung thư cổ tử cung ở nữ; ung thư dương vật ở nam giới; biến chứng nhiễm khuẩn máu, viêm màng não… đều là những hệ luỵ mà người bệnh có thể gặp phải khi mắc bệnh.

– Các triệu chứng tiểu buốt, tiểu ra mủ sẽ khiến người bệnh không còn hứng thú với “chuyện ấy”, lâu dần dẫn đến lãnh cảm tình dục nếu không chữa trị.

– Sỏi trong hệ thống tiết niệu có thể gây tổn thương niêm mạc niệu đạo hoặc bàng quang, dẫn đến viêm nhiễm và tiểu ra mủ. Nếu không được điều trị, sỏi có thể gây tắc nghẽn hoặc nhiễm trùng nghiêm trọng, dẫn đến tổn thương thận hoặc các vấn đề về chức năng tiểu tiện lâu dài.

– Nếu nhiễm trùng lan rộng ra toàn cơ thể, có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết, một tình trạng đe dọa tính mạng.

Tiểu có mủ ở nam và nữ giới cần gặp Bác sĩ khi nào?

Tiểu có mủ là một triệu chứng không nên xem nhẹ và bạn nên gặp bác sĩ ngay khi nhận thấy các biểu hiện bất thường dưới đây:

  1. Đau hoặc khó tiểu

Nếu bạn gặp phải cơn đau khi đi tiểu hoặc cảm thấy khó tiểu, điều này có thể là dấu hiệu của viêm nhiễm ở niệu đạo, bàng quang hoặc tuyến tiền liệt.

Đau bụng dưới hoặc ở vùng lưng dưới có thể là dấu hiệu của viêm thận, nhiễm trùng thận hoặc sỏi thận.

  1. Mủ trong nước tiểu kèm theo máu

Nếu tiểu buốt có mủ lẫn cả máu, đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng nghiêm trọng hoặc sỏi thận, cần được khám và điều trị ngay.

  1. Sốt cao

Sốt đi kèm với tiểu có mủ có thể cho thấy nhiễm trùng đã lan đến thận (viêm thận), hoặc thậm chí có thể là nhiễm trùng huyết cần được điều trị ngay.

  1. Khó chịu hoặc cảm giác yếu sức

Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, yếu sức hoặc có cảm giác bất thường như buồn nôn có thể cho thấy nhiễm trùng đã ảnh hưởng đến cơ thể một cách nghiêm trọng.

  1. Tiểu rắt, tiểu buốt hoặc tiểu nhiều lần

Cảm giác buốt, đau hoặc phải đi tiểu nhiều lần trong ngày có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiểu, đặc biệt là viêm niệu đạo hoặc viêm bàng quang.

  1. Mùi nước tiểu bất thường

Nước tiểu có mùi hôi nồng và lạ có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng do vi khuẩn, và cần được kiểm tra để xác định nguyên nhân.

  1. Nếu có các yếu tố nguy cơ

Đã có tiền sử mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs), chẳng hạn như lậu hoặc chlamydia.

Đang mang thai, vì nhiễm trùng đường tiểu trong thai kỳ có thể gây biến chứng nghiêm trọng.

Có bệnh lý nền như: tiểu đường, bệnh thận hoặc bất kỳ vấn đề sức khỏe nào liên quan đến hệ miễn dịch yếu.

Đang sử dụng ống thông tiểu hoặc các dụng cụ y tế khác.

Nếu tiểu có mủ không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Điều trị sớm sẽ giúp ngăn ngừa các biến chứng và bảo vệ sức khỏe lâu dài.

Tiểu ra mủ cần hỗ trợ điều trị như thế nào?

Các bệnh lý có liên quan đến chứng tiểu có mủ, nếu được phát hiện và chữa trị đúng cách hoàn toàn đạt được kết quả như ý muốn. Do đó, để nhanh chóng thoát khỏi các vấn đề liên quan đến hệ tiết niệu, bạn cần chủ động đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa, để được tiến hành các xét nghiệm. 

Sau đó, căn cứ vào kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ tư vấn phác đồ điều trị cụ thể. Dưới đây là một số cách chữa chứng tiểu buốt, tiểu ra mủ… từng được các chuyên gia đánh giá cao về tính hiệu quả mà bạn có thể tham khảo:

+ Đối với các trường hợp tiểu ra mủ do mắc bệnh xã hội như: Lậu, Chlamydia…

  • Thông thường sẽ được điều trị bằng thuốc chuyên khoa đặc hiệu, có tác dụng nhanh chóng tiêu diệt lậu cầu, giúp giảm nhanh triệu chứng bệnh. 
  • Trong điều trị, các bác sĩ có thể kết hợp với phương pháp vật lý trị liệu “hồng ngoại lạnh” tác động sâu và tận gốc giúp loại bỏ vi khuẩn lậu hiệu quả.
  • Sau đó, bệnh nhân sẽ được bác sỹ cho sử dụng thêm thuốc Đông y, giúp tăng đề kháng tự nhiên của cơ thể chống lại vi khuẩn gây bệnh, thanh nhiệt, giải độc cho gan, bổ thận, kích thích quá trình bài tiết. 

+ Đối với các trường hợp tiểu có mủ do mắc bệnh viêm nhiễm nam – phụ khoa:

  • Sử dụng các loại thuốc chuyên khoa đặc hiệu và uống nhiều nước để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh.
  • Bên cạnh đó bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp điều trị công nghệ cao từ dòng máy laser sóng ngắn, để mang lại hiệu quả cao nhất, ức chế khả năng tấn công của virus và giảm thiểu nguy cơ tái phát.

+ Đối với các trường hợp tiểu ra mủ do bệnh tuyến tiền liệt ở nam giới: 

  • Nếu ở trường hợp nhẹ, bệnh nhân sẽ được bác sĩ kê đơn sử dụng thuốc đặc trị. 
  • Khi dùng thuốc không đỡ, có thể sử dụng phương pháp chiếu nhiệt, tia laser hoặc sóng âm để tiêu diệt tế bào tuyến tiền liệt… hoặc mổ nội soi để lấy sỏi, bóc tách khối u ra khỏi cơ thể (nếu sỏi, khối u đã phát triển lớn hơn) trong các trường hợp phì đại tuyến tiền liệt.

Trong quá trình điều trị, việc sử dụng thuốc Tây y lâu dài, khó tránh khỏi các tác dụng phụ không mong muốn. Do đó các bác sĩ còn cho người bệnh sử dụng kết hợp thêm thuốc Đông y trong liệu trình điều trị.

Đây là thuốc được bào chế từ các thành phần tự nhiên, lành tính, có tác dụng thanh lọc cơ thể, bồi bổ khí huyết, lợi tiểu, bổ thận và nhanh chóng hồi phục sức khỏe, hạn chế tỷ lệ tái phát thấp nhất.

Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội hiện đang là đơn vị y tế chuyên khoa đi đầu trong việc áp dụng phương pháp điều trị tiên tiến, trong đó bao gồm cả liệu trình chữa trị cho bệnh nhân mắc chứng đi tiểu ra mủ, ra máu, tiểu buốt…

Lựa chọn chúng tôi, bệnh nhân hoàn toàn yên tâm về đội ngũ bác sĩ chuyên khoa đều có gần 40 năm kinh nghiệm, cùng hệ thống máy móc, cơ sở vật chất hiện đại, cũng như dịch vụ y tế đạt chuẩn quốc tế… cam kết sẽ mang đến cho khách hàng trải nghiệm y tế chất lượng, xứng tầm nhất! 

Trên đây là những chia sẻ của bác sĩ chuyên khoa về hiện tượng đi tiểu có mủ ở nam và nữ giới. Nếu còn điều gì thắc mắc, bạn có thể gọi trực tiếp đến Hotline: 0335 049 994 hoặc gửi câu hỏi đến TỔNG ĐÀI TƯ VẤN TRỰC TUYẾN các bác sĩ luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của bạn.

 

bảng giá

"Hiệu quả điều trị phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.
Việc tuân thủ tuyệt đối theo y lệnh của bác sĩ là điều rất cần thiết.
Giúp mang lại hiệu quả tối đa trong quá trình chữa trị"

Bạn có vấn đề chưa rõ cần bác sĩ giải đáp

>> Click [TƯ VẤN TRỰC TUYẾN] để bác sĩ tư vấn >> Hotline: 0335.049.994 - 0335.049.994 >> Hoặc để lại số điện thoại, bác sĩ tư vấn sẽ liên hệ với bạn ngay!

Bài viết liên quan

rối loạn cương dương có tự khỏi

Tiểu buốt đau bụng dưới ở nam nữ là bị làm sao? Khắc phục thế nào

Đi tiểu buốt đau bụng dưới là cảm giác thực sự tồi tệ...

Tiểu buốt có tự khỏi không? có nên điều trị tiểu buốt ở nhà không

Tiểu buốt gây phiền toái không nhỏ đến tâm lý, sức khỏe,...

Dương vật chảy dịch mủ vàng là bị gì? chia sẻ từ bác sĩ giỏi

Dương vật là bộ phận quan trọng trong hệ cơ quan sinh sản, sinh...

điều trị bao quy đầu chảy mủ

Bao quy đầu chảy dịch mủ trắng đục hay xanh vàng bị gì?

Nhiều người lo lắng khi thấy bao quy đầu chảy mủ không rõ...

Quý Khách lưu ý: Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi không bán thuốc qua mạng!
Bản quyền thuộc Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi
0335.049.994 TƯ VẤN ONLINE CHAT ZALO FACEBOOK